BAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
THƯ VIỆN
DANH MỤC GIỚI THIỆU SÁCH
MỚI
Tháng 7-8/2024
1. Hồ
Chí Minh với hành trình thực hiện khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc
Tác giả: GS. TS. Lê Văn Lợi
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20893
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách khẳng định sức sống mãnh
liệt và giá trị vô cùng to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt
Nam. Người mãi là biểu tượng cho tinh hoa, khí phách và tâm hồn con người Việt
Nam, cho khát vọng giải phóng và phát triển của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng
kiệt xuất cho những khát vọng hòa bình và tiến bộ của nhân loại.
2. Vận
dụng những giá trị bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh trong bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng
Tác giả: TS. Lê Trung Kiên
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20894 V20895
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm hai chương, tập trung
phân tích, làm rõ sự nghiệp cách mạng và tư tưởng Hồ Chí Minh với bản chất khoa
học, cách mạng, nhân văn, có ý nghĩa phương pháp luận bền vững và giá trị trường
tồn cùng dân tộc, góp phần vận dụng, bổ sung và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ
Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
hiện nay.
3. Trụ
cột văn hóa một góc nhìn
Tác giả: GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20896 V20897
Tóm tắt: Cuốn sách đi sâu phân tích vị trí, vai trò của
văn hóa trong phát triển bền vững dưới góc độ triết học, sức mạnh nội sinh của
văn hóa và con người Việt Nam, các biểu hiện của văn hóa Chính trị; chỉ rõ rằng
chính trị dựa trên nền tảng văn hóa là cái gốc tạo nên sức mạnh của Đảng và của
Nhà nước ta. Trong điều kiện thế giới hiện nay, cũng như từ thực tiễn đất nước
ta, chính trị có văn hóa sẽ là động lực thúc đẩy việc xây dựng một xã hội ổn định,
tự do, công bằng, bình đẳng, nhân văn, hạnh phúc và phát triển bền vững. Sức mạnh
của chế độ, của chính quyền, của đảng chính trị cầm quyền chính là được tạo nên
và dựa trên các cơ sở quan trọng này. Đồng thời, tác giả cũng chỉ rõ rằng, nền
tảng văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cấu thành chất lượng
của cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp chiến lược; sự nêu gương, sự dẫn dắt của cán
bộ này góp phần khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa sẽ thúc đẩy việc thực
hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Tác giả cũng
dành một phần dung lượng của cuốn sách để bàn về sự gắn kết giữa văn hóa với
chính trị và kinh tế; về văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh; về văn hóa
tôn giáo trong đời sống và sự phát triển của xã hội. Đây là những lĩnh vực quan
trọng bậc nhất của quốc gia vì nó quán xuyến mọi hoạt động, từ cấp thấp nhất đến
cấp cao nhất trong bộ máy công quyền, có nhiệm vụ duy trì và thúc đẩy sự phát
triển bền vững mọi mặt từ kinh tế đến chính trị – xã hội của đất nước cũng như
quan hệ đối ngoại trong điều kiện thế giới vô cùng phức tạp và đầy những biến động
khó lường hiện nay.
4. Địa
chiến lược Việt Nam tầm nhìn 2020: Những vấn đề lý luận, thực tiễn và thích ứng
chính sách
Tác giả: PGS. TSKH. Trần Khánh
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20898 V20899
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 4 phần, cung cấp một
cách tiếp cận khoa học về địa chính trị, địa chiến lược đối với công tác nghiên
cứu, học tập, giảng dạy cũng như gợi ý hoạt động chính sách trong việc duy trì
và mở rộng không gian chiến lược cho an ninh và phát triển của Việt Nam trong
thập niên tới. Trên cơ sở lý luận làm rõ địa chiến lược như là một đối tượng, một
cách tiếp cận đặc thù của khoa học chính trị và là cơ sở, công cụ để nhận diện,
dự báo và hoạch định chính sách phát triển quốc gia, trước hết là đối ngoại; đồng
thời, đánh giá tác động của thực tiễn địa chiến lược Việt Nam và kinh nghiệm của
một số nước trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Mianma và Xingapo) hiện nay
cũng như dự báo xu hướng biến động địa chính trị kinh tế khu vực châu Á - Thái
Bình Dương trong thập niên tới đến không gian an ninh và phát triển của Việt
Nam… Từ đó, đề xuất một số phương hướng, giải pháp địa chiến lược Việt
Nam tầm nhìn 2030, nhằm góp phần làm tăng không gian chiến lược, vị thế quyền lực
Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, đồng thời cung cấp cơ sở lý luận, thực
tiễn cho việc xây dựng môn học, chuyên đề về địa chính trị, địa chiến lược, phục
vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam.
5. Hoàn
thiện hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: PGS. TS. Trương Thị Hồng Hà, TS. Đào Ngọc Báu
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20900
Tóm tắt: Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những vấn đề
lý luận và thực tiễn cơ bản cũng như các giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ quan
hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam trong tình
hình mới. Cuốn sách gồm bốn chương: Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng về cơ quan hành chính nhà nước; Chương II: Một số vấn đề lý luận về hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước; Chương III: Thực trạng hệ thống cơ quan hành chính
nhà nước ở Việt Nam; Chương IV: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ
quan hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
6. Viện
Kiểm sát nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Lê Minh Trí
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20901
Tóm tắt: Cuốn sách phân tích tổng quan về Viện Kiểm
sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: vị
trí, vai trò, trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ và những định hướng đổi mới nhằm
đáp ứng yêu cầu của Đảng, Nhà nước đối với Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn
mới; những thành tựu, kết quả đạt được trong quá trình xây dựng và phát triển;
sự khẳng định và quan tâm ghi nhận, cũng như ý kiến chỉ đạo của các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong tiến trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kiểm
sát nhân dân Việt Nam qua các bài nói, bài phát biểu; những tư tưởng, quan điểm,
đề xuất đổi mới của các chuyên gia, nhà khoa học nhằm góp phần tăng cường vai
trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn mới…
7. Giáo
trình lý luận chung về nhà nước và pháp quyền
Tác giả: PGS. TS. Vũ Trọng Lâm
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20902
Tóm tắt: Giáo trình trình bày có hệ thống các kiến thức
cơ bản của môn học Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, trên cơ sở kế thừa
kiến thức khoa học đã được thừa nhận chung, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những
thành tựu mới của khoa học pháp lý trong, ngoài nước và cập nhật các văn bản
pháp luật mới nhất, làm rõ các quan điểm chỉ đạo của Đảng, đặc biệt là các nội
dung định hướng về nhà nước và pháp luật trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng; các quy định về tổ chức nhà nước và hoàn thiện hệ
thống pháp luật trong Hiến pháp năm 2013, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước
trong đó có Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2023),
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019,
2023, 2024); Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020, 2023);
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020, 2022) và các
bộ luật như: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Lao
động năm 2019.
8. An
ninh khí hậu trong quan hệ quốc tế
Tác giả: TS. Nguyễn Việt Lâm
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20903 V20904
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách đề
cập những lý thuyết cơ bản về an ninh khí hậu, thực tiễn của tình trạng biến đổi
khí hậu ở một số nước trên thế giới, nhận thức và hành động của nhiều quốc gia
đối với vấn đề này, đồng thời đưa ra những cách tiếp cận cụ thể về mặt quan điểm,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam cùng những
khuyến nghị để giải quyết, ứng phó với biến đổi khí hậu, những nguy cơ về an
ninh khí hậu hiện nay và trong những năm tới.
9. Vũ khí kinh tế: Sự trỗi dậy của các biện pháp
trừng phạt kinh tế như một công cụ chiến tranh hiện đại
Tác giả: Nicholas Mulder
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20905
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách phác họa bức tranh toàn cảnh
về nguồn gốc hình thành và cách vận hành của vũ khí kinh tế xuyên suốt giai đoạn
giữa hai cuộc chiến tranh thế giới cho đến tận ngày nay. Truy tìm việc sử dụng
các biện pháp trừng phạt kinh tế từ các cuộc phong tỏa trong Chiến tranh thế giới
thứ nhất đến việc kiểm soát các đế chế thuộc địa…, tác giả Nicholas Mulder sử dụng
nghiên cứu lưu trữ sâu rộng về lịch sử chính trị, kinh tế, pháp lý và quân sự để
tiết lộ cách thức một công cụ cưỡng chế thời chiến đã được Hội Quốc liên thông
qua như một công cụ gìn giữ hòa bình. Nghiên cứu kịp thời này đã làm sáng tỏ lý
do tại sao các biện pháp trừng phạt kinh tế được nhiều người coi là một hình thức
chiến tranh và tại sao những hậu quả không lường trước được của chúng lại to lớn
đến vậy.
10. Giải
quyết mối quan hệ giữa phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế
- xã hội: Nhìn từ quản trị vùng và địa phương
Tác giả: Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Tỉnh ủy Ninh Bình
NXB: Xây dựng, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20906 V20907
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 4 phần:
Phần thứ nhất: Nhận thức chung về giải
quyết mối quan hệ giữa phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế
- xã hội: Nhìn từ quản trị vùng và địa phương;
Phần thứ hai:Thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa
phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội: Nhìn từ quản
trị vùng và địa phương;
Phần thứ ba: Giải quyết mối quan hệ giữa
phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội: Nhìn từ quản
trị vùng và địa phương;
Phần thứ tư: Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam trong quản
trị mối quan hệ giữa phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa và
phát triển kinh tế - xã hội.
11. Đồng
chí Huỳnh Tấn Phát với cách mạng Việt Nam và quê hương Bến Tre
Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban
Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng
Chính phủ, Tỉnh ủy Bến Tre
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20908
Tóm tắt: Cuốn sách gồm một số bài viết, bài
nghiên cứu của các đồng chí lãnh đạo Trung ương và địa phương, các nhà khoa học
tại Hội thảo “Đồng chí Huỳnh Tấn Phát với cách mạng Việt Nam và quê hương Bến
Tre”. Với những góc nhìn khác nhau, các bài viết đã phản ánh tương đối toàn diện,
có hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp, làm nổi bật những cống hiến to lớn của đồng
chí Huỳnh Tấn Phát đối với cách mạng Việt Nam và quê hương Bến Tre, góp phần
tuyên truyền, củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương của các đồng chí lãnh đạo tiền bối,
chủ chốt của Đảng và Nhà nước, trong đó có đồng chí Huỳnh Tấn Phát.
12. Hồi
ký Nguyễn Thị Bình: Gia đình, bạn bè và đất nước
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20892
Tóm tắt: Bà Nguyễn Thị Bình đã chọn tên gọi cho cuốn hồi
ký của mình thật bình dị, dễ hiểu: Gia đình, bạn bè và đất nước. Bà Bình bảo,
đó chính là những nguồn gốc tạo nên sức mạnh đặc biệt trong bà. Từng trang hồi
ký được thể hiện bằng chính ngôn từ giản dị, không triết lý cao siêu mà gần
gũi, chân thành như cách bà thường tâm sự với người thân hằng ngày. Cuốn
sách tái hiện cuộc đời của bà, một nhân chứng sống đã tham gia, chứng kiến những
chuyển biến thăng trầm của lịch sử, từ thời thơ ấu cho đến khi tham gia hoạt động
cách mạng, những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
và cả khi đã nghỉ hưu.
13. Hội
nghị Geneve về Đông Dương năm 1954 – Góc nhìn của người trong cuộc
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20909 V20910
Tóm tắt: Cuốn sách là những dòng hồi ức của tác
giả về Hội nghị Genève năm 1954. Qua cuốn sách tác giả đã hồi tưởng và ghi lại
một cách rất chân thực, sống động về quá trình đàm phán tại Hội nghị Genève về
Đông Dương năm 1954: bối cảnh lịch sử, diễn cố quả biến của Hội nghị Genève, tổng
kết những bài học làm giàu thêm truyền thống ram ngoại giao vốn đã phong phú của
ông cha ta. Qua đó chúng ta lại có dịp cùng nhau ôn lại sự kiện lịch sử vĩ đại
hào hùng của dân tộc để thấy hết những khó khăn cũng như thuận lợi khi chúng ta
bước vào cuộc Hội nghị này, hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa to lớn của Hiệp định
Genève đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta cũng như đối với các dân tộc
bị áp bức trên thế giới, đồng thời giúp cho các thế hệ cán bộ đối ngoại hôm nay
và mai sau có thêm kiến thức, bản lĩnh và kinh nghiệm để hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó trong thời kỳ mới của cách mạng.
14. Tính
trước nguy cơ – Suy ngẫm sau 20 năm Đảng Cộng sản Liên Xô mất Đảng
Tác giả: Lý Thận Minh, Trần Chí Hoa
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20911 V20912
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách đi sâu phân tích những
nhóm nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu trong lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng
sản Liên Xô. Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu nguyên nhân mất Đảng
của Đảng Cộng sản Liên Xô cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn
cho các Đảng Cộng sản đang nắm quyền nói chung và Đảng Cộng sản Việt Nam nói
riêng trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước Việt Nam quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
15.
Nạn nhân học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: TS. Trần Quang Tiệp
NXB: CTQGST, năm 2024
Địa chỉ tài liệu: V20913
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách nghiên cứu những vấn đề cơ
bản về nạn nhân của tội phạm, đưa ra khái niệm, quyền, nghĩa vụ của nạn nhân của
tội phạm trong tố tụng hình sự, quá trình nạn nhân hóa và nguyên nhân dựa trên
các học thuyết về nạn nhân học; phân tích sự hình thành, phát triển nạn nhân học
ở một số quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, cuốn sách còn chỉ ra tình hình tội
phạm mua bán người và nạn nhân của tội phạm mua bán người ở Việt Nam, từ đó
nâng cao nhận thức và đấu tranh hiệu quả trong việc phòng, chống tội phạm.