BAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
THƯ VIỆN
DANH MỤC GIỚI THIỆU SÁCH
MỚI
Tháng 3-4/2023
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20666
Tóm tắt: Cuốn sách là tập hợp những trích dẫn trong các bài nói, bài viết của
Người qua các giai đoạn, nêu bật những nội dung, mục tiêu, ý nghĩa của công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội hướng đến hạnh phúc cho toàn dân và một số bài viết của
các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu về tư tưởng của Người trong tiến trình kết
hợp giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với những giá trị lý luận và thực
tiễn còn mãi với thời gian. Cuốn sách là một tài liệu quý đối với bạn đọc trong
việc nhận thức, định hướng và xác định đúng đến tư tưởng, hành động, đóng góp
vào sự nghiệp phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20667
V20668
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách trình bày một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về
năng lực cầm quyền của Đảng, qua đó đề xuất một số giải pháp để tiếp tục nâng
cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới, đáp ứng
yê u cầu và nhiệm vụ lịch sử và nhân dân giao phó. Hiện nay, công cuộc đổi mới
do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều
sâu, được tiến hành trong điều kiện có cả thời cơ, thuận lợi, song cũng gặp
không ít khó khăn, thách thức. Đặc biệt là những tiêu cực, biểu hiện suy thoái
nảy sinh trong nội bộ Đảng cầm quyền, hệ thống chính trị chưa được ngăn chặn, đẩy
lùi, và một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do hạn chế, bất cập
của Đảng về năng lực cầm quyền… Điều này càng đòi hỏi cấp bách phải tập trung
nghiên cứu tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng ta hiện
nay.
3. Mối
quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội
Tác giả: Vũ Trọng Lâm
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20669 V206670
Tóm tắt: Trên cơ sở tổng kết
35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát
triển năm 2011), tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (năm 2021), Đảng
ta đã bổ sung mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm
kỷ cương xã hội, hợp thành hệ thống mười mối quan hệ lớn, thể hiện tính quy luật
của đổi mới, hội nhập và phát triển ở nước ta. Nắm vững và xử lý tốt các mối
quan hệ lớn trong đường lối đổi mới của Đảng là yêu cầu cấp thiết, quan trọng
trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nội dung cuốn sách
trình bày hệ thống các vấn đề lý luận về dân chủ và thực hành dân chủ, pháp chế
và tăng cường pháp chế, mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp
chế, bảo đảm kỷ cương xã hội; đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa thực hành
dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội ở nước ta thời gian
qua, từ đó, làm rõ các thành tựu đạt được, các hạn chế, yếu kém cùng nguyên
nhân và các vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, cuốn sách đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và
tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội ở nước ta trong thời gian tới.
4. Xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Mai
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20671
V20672
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 4 chương:
Chương I: Nhà nước pháp quyền,
từ lý thuyết đến hiện thực
Chương II: Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Chương III: Thành tựu, hạn
chế và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chương IV: Phương hướng và
giải pháp tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
5. Pháp
luật về dân chủ trực tiếp
Tác giả: Hoàng Thị Thu Thủy
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20673
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách đề cập những cơ sở lý luận và quá trình phát triển,
thực trạng hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam hiện nay, từ đó
đưa ra những quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp.
6. Vận
dụng các nguyên tắc của quản trị nhà nước tốt vào đổi mới quản lý nhà nước ở
Việt Nam hiện nay
Tác giả: Vũ Công Giao
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20674a,b
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách chỉ ra tính cấp thiết về việc quản trị nhà nước
tốt ở Việt Nam, kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều công trình trước đó, cập
nhật, bổ sung dữ liệu và phân tích sâu, toàn diện hơn các vấn đề lý luận, thực
tiễn của quản trị nhà nước tốt và việc đổi mới cơ chế quản lý nhà nước theo các
nguyên tắc của quản trị nhà nớc tốt ở nước ta hiện nay, qua đó, cuốn sách cũng
giúp làm rõ hơn chủ trương của Đảng về đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện
đại, hiệu quả.
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20661a,b
Tóm tắt: Cuốn sách gồm 2 phần:
Phần thứ nhất: Tính tất yếu khách quan của kiểm soát
quyền lực và tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.
Phần thứ hai: Giải pháp và điều kiện đảm bảo hiệu quả
kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay.
8. Quan
hệ giữa lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất ở Việt Nam trong điều
kiện kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế
Tác giả: Ngô Tuấn Nghĩa
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20664
V20665
Tóm tắt: Cuốn sách gồm ba phần:
Phần thứ nhất: Lý luận và
kinh nghiệm thực tiễn về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và hoàn
thiện quan hệ sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập
quốc tế.
Phần thứ hai: Biểu hiện và
những vấn đề đặt ra của mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và hoàn
thiện quan hệ sản xuất trong điều kiện kinh tế thị trường Việt Nam thời kỳ đổi
mới.
Phần thứ ba: Bối cảnh mới,
quan điểm và những giải pháp chính sách chủ yếu nhằm tiếp tục giải quyết mối
quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất ở Việt
Nam theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập.
9. Nâng
cao hiệu quả quản lý tài sản công ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quốc Sửu
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20676
Tóm tắt: Cuốn sách gồm 5 phần:
Phần thứ nhất: Nhận thức
chung về tài sản công và một số mô hình quản lý tài sản công trên thế giới
Phần thứ hai: Bất cập trong
quản lý tài sản công và một số kiến nghị hoàn thiện chế độ quản lý tài sản công
ở Việt Nam
Phần thứ ba: Quản lý đất
công và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý đất công ở Việt Nam
Phần thứ tư: Quản lý và sử
dụng tài sản công của các đơn vị sự nghiệp công lập ở Việt Nam trong điều kiện
xã hội hóa
Phần thứ năm: Phòng, chống
tham nhũng trong quản lý tài sản công ở Việt Nam
10. Phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương
thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Tác giả: Trần Văn Tính
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20677
Tóm tắt: Cuốn sách tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tế về vị
trí, vai trò công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và đặc điểm, nội dung, phương
pháp kiểm tra, giám sát của Đảng đối với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương; đánh giá những kết quả đạt
được, hạn chế, khuyết điểm, bất cập về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong
các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương thông qua công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng....Trên cơ sở đó, đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường và
nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan
hành chính nhà nước cấp Trung ương thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
11. Hiểu
và quản lý tổ chức công
Tác giả: Hal G. Rainey, Sergio Fernandez, Deanna
Malatesta
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20678
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách đã kết nối các khái niệm cổ điển, cốt lõi về quản lý
công với các lý thuyết và bằng chứng nghiên cứu mới nhất, đang phát triển về quản
lý tổ chức công. Những khía cạnh chính của cơ cấu tổ chức công, quản lý và hiệu
quả, thông qua các ví dụ điển hình phong phú được trình bày khoa học trong cuốn
sách, kết hợp với đánh giá động lực của quản lý công mang tính liên ngành, chiến
lược, nhằm quản lý sự thay đổi và thúc đẩy cải tiến tổ chức công.
12. Đại
đoàn kết dân tộc và mặt trận dân tộc thống nhất - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn
Tác giả: Trần Hậu
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20679
Tóm tắt: Cuốn sách dựa trên những nhận thức lý luận, những lý luận, những quan điểm,
đường lối, chính sách đại đoàn kết, tác giả đi vào phân tích hoạt động thực tiễn,
những bài học kinh nghiệm của khối đại đoàn kết toàn dân, của Mặt trận dân tộc
thống nhất, đồng thời đề ra những phương hướng; giải pháp để phát huy sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay. Cuốn sách cung cấp những kiến thức
lý luận và thực tiễn sâu sắc, hoàn chỉnh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc, là tài
liệu tham khảo hữu ích cho các cấp ủy, chính quyền và cán bộ các cấp, đặc biệt
là cán bộ Mặt trận trong việc nhận thức, tham mưu, đề xuất và thực hiện các chiến
lược, chính sách đoàn kết nhân dân nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...đưa nước ta ngày
càng tiến nhanh, tiến mạnh, hội nhập sâu rộng với thế giới.
13. Phát
huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân tộc trong tình hình mới
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng, Lê Mậu Nhiệm
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20680
V20681
Tóm tắt: Cuốn sách tập trung trình bày vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thông qua việc
tích cực chú trọng đổi mới mội dung và phương pháp hoạt động, triển khai thực
hiện thắng lợi các cuộc vận động, phong trào thi đua, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần
thi đua, lao động sáng tạo của nhân dân và sự chung sức của cả cộng đồng tham
gia phát triển kinh tế-xã hội; thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội,
tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của nhân dân; tham gia phòng, chống tham nhũng; tiêu cực; hoạt
động đối ngoại...Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tăng cường sự đồng
thuận xã hội, xây dựng nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước.
14. Phát
triển văn hóa và con người Việt Nam - Nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh
phát triển đất nước
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20682
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu phát
triển văn hóa, con người, nguồn nhân lực trong bối cảnh đổi mới và hội nhập
quốc tế
Chương II: Bối cảnh mới và những yếu tố tác động đối với
việc phát triển văn hóa, con người và nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay
Chương III: Thực trạng phát triển văn hóa, con người,
nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế
Chương IV: Những yêu cầu đặt ra và giải pháp phát triển
văn hóa, con người, nguồn nhân lực - Nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh phát triển
đất nước
15.
Quan hệ pháp lý giữa nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Tác giả: Phạm Minh Tuấn
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20683
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách làm rõ quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và doanh
nghiệp nhà nước một cách toàn diện cả về lý luận lẫn thực tiễn. Với cách tiếp cận
trực diện, khái quát lịch sử quá trình xây dựng và hoàn thiện quan hệ pháp lý
giữa Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, cuốn sách có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
quan trọng, giúp các cơ quan nhà nước quản lý tốt hơn, đồng thời thực hiện đúng
đắn quyền sở hữu tài sản và vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm
quyền tự chủ, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước, đồng thời quyền lực công cộng và quyền sở hữu nhà nước của Nhà nước
được thi hành phù hợp với yêu cầu và các quy luật của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
16.
Quản lý nhà nước về kinh tế đất theo cơ chế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: Hoàng Văn Cường
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20684
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách đề cập những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước
về kinh tế đất theo cơ chế thị trường trong điều kiện sở hữu toàn dân về đất
đai, khai thác nguồn thu từ đất, kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản
lý kinh tế đất, điều tiết giá trị gia tăng, khai thác thu từ đất và bài học rút
ra cho Việt Nam; đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giá đất, chính sách
kinh tế trong quản lý đất đai, chính sách công cụ thuế, phí, lệ phí trong quản
lý nhà nước về kinh tế đất, quản lý nhà nước về thị trường quyền sử dụng đất,
quản lý hệ thống thông tin kinh tế đất.
17.
Thể chế kinh tế thị trường Việt Nam, Liên bang Nga, một số nước Đông Âu và
Trung Quốc
Tác giả: Nguyễn Quang Thuấn
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20685 V20686
V20687
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 4 chương:
Chương 1: Lý luận về thể chế
kinh tế thị trường và các tiêu chí so sánh
Chương 2: Phát triển thể chế
kinh tế thị trường tại Liên bang Nga, một số nước Đông Âu, Trung Quốc và Việt
Nam
Chương 3: So sánh thể chế
kinh tế thị trường Việt Nam, Liên bang Nga, một số nước Đông Âu và Trung Quốc
Chương 4: Quan điểm và giải
pháp nhằm thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
18. Kinh
tế tập thể và liên kết kinh tế nhìn từ mô hình hội quán tỉnh Đồng Tháp
Tác giả: Lê Minh Hoan, Bùi Văn Huyền
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20688
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách cung cấp cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu lý luận,
phục vụ việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông
thôn… Riêng tại tỉnh Đồng Tháp, Tỉnh ủy xác định một trong những đột phá chiến
lược giai đoạn 2020-2025 là tăng cường liên kết, hợp tác phát triển kinh tế
nông nghiệp quy mô lớn, phát triển nền nông nghiệp thông minh; đẩy mạnh phát
triển ngành nghề truyền thống của tỉnh; phát triển nhanh diện tích trồng cây ăn
trái. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, Đồng Tháp đã có sáng kiến thành lập mô
hình hội quán và đẩy mạnh hình thức hợp tác này với những kết quả bước đầu khá
khả quan.
19. Tôn
giáo và công bằng kinh tế
Tác giả: Michael Zweig
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20689
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách được chia làm bốn phần:
Phần I: Phạm trù đối thoại
Phần II: Quan điểm của tôn
giáo về công bằng kinh tế
Phần III: Cấu trúc của chủ
nghĩa tư bản hiện đại
Phần IV: Hàm ý chính trị
20. Định
vị các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển bền vững ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Phương
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20690
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách tập trung chủ yếu nghiên cứu ứng dụng lý thuyết,
cập nhật các khung đánh giá vào việc nhận diện sự phát triển của các ngành văn
hóa Việt Nam trong phát triển bền vững từ góc độ thể chế. Mặc dù thiếu hệ thống
dữ liệu và số liệu phân tách của 12 ngành là một khó khăn trong việc nhận diện
rõ nét, đầy đủ bức tranh toàn cảnh về công nghiệp văn hóa Việt Nam trong phát
triển bền vững, nhưng các tác giả đã cố gắng phác thảo được những giải pháp căn
cốt tạo nên các bước đột phá cho các ngành công nghiệp văn hóa nước nhà.
21. Mối
quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình - Nghiên
cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc
Tác giả: Lee Seon Hee
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20691
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách đề cập những vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng
về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ở
Việt Nam và Hàn Quốc, từ đó, tác giả đưa ra những quan điểm và giải pháp kết hợp
nâng cao hiệu quả sử dụng pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân và gia
đình hiện nay.
22. Đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế
Tác giả: Hoàng Đăng Quang, Vũ Thanh Sơn
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20692
Tóm tắt: Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc hệ thống nội hàm các khái niệm và nội
dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường
quốc tế; một số giải pháp cơ bản nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy,
tổ chức đảng các cấp tại các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương
trong tham mưu xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, dáp ứng
yêu cầu của quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
23.
Chuyển đổi số – Kinh nghiệm quốc tế và lộ trình cho Việt Nam
Tác giả: Bùi Quang Tuấn, Hà Huy Ngọc
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20675
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 7 chương, sắp xếp mạch lạc: Hệ thống cơ sở lý
luận về chuyển đổi số; Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số; Phát triển chính
phủ điện tử hướng tới chính phủ số ở Việt Nam; Phát triển kinh tế số ở Việt
Nam; Quá trình chuyển đổi sang xã hội số ở Việt Nam; Quá trình chuyển đổi số
trong khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam; Khuyến nghị chính sách để thúc đẩy chuyển
đổi số ở Việt Nam. Để so sánh, phân tích và vạch ra các bước chuyển đổi số, các
tác giả đã bóc tách những bài học kinh nghiệm từ mô hình chuyển đổi số ở nhiều
quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Đan Mạch... Nhìn kỹ
những gì nước bạn đã trải qua, các tác giả đưa ra những khuyến nghị chính sách
nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ở cấp độ quốc gia và những khuyến nghị
chính sách đối với các trụ cột của chuyển đổi số, hoàn thành những mục tiêu mà
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề
ra.
24.
Cuộc chiến dài hơi: Đại chiến lược của Trung Quốc nhằm thay đổi trật tự của Mỹ
Tác giả: Rush Doshi
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20693
Tóm tắt: Tác giả đã dựa trên cơ sở dữ liệu phong phú các tài liệu tiếng Trung
của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm văn kiện Đảng, bài phát biểu của các cấp
lãnh đạo, nhật ký công tác của các quan chức cấp cao,... để chứng minh rằng,
trên thực tế, Trung Quốc đang tiến hành một đại chiến lược trong dài hạn với những
bước đi bài bản để thay thế Mỹ trở thành cường quốc lãnh đạo khu vực và toàn cầu
thông qua ba giai đoạn điều chỉnh chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong
30 năm qua.
25. Quản
trị Đảng nghiêm minh toàn diện: Thành tựu và kinh nghiệm trong công tác tổ chức
và xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII
Tác giả: Viện Nghiên cứu xây dựng Đảng, Ban Tổ chức Trung
ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20662
V20663
Tóm tắt: Cuốn sách được kết cấu, bố cục rất lôgíc, những vấn đề căn cốt nhất
của chiến lược quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã được làm sáng rõ qua 12 chương sách, trong đó sự xác lập và hình thành chiến
lược quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện, xác định vai trò hạt nhân lãnh đạo của
Tổng Bí thư Tập Cận Bình được làm rõ trong 2 chương đầu; trong khi những thành
tựu cùng những bài học kinh nghiệm trong từng nội dung vấn đề của quản trị Đảng
nghiêm minh toàn diện được phân tích, minh giải trong 10 chương còn lại. Ngoài
ra, Tổng luận cũng là một nội dung rất cô đọng. Những giải pháp về quản trị Đảng
của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong khoảng 10 năm qua, kể từ Đại hội XVIII tới
nay, rút ra từ cuốn sách này là những bài học rất quý mà chúng ta có thể nghiên
cứu, học hỏi, tham khảo và vận dụng một cách phù hợp.
26. Tuyến
lợi thế: Chiến lược lớn của Nhật Bản trong kỷ nguyên Abe Shinzo
Tác giả: Michael J. Green
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20694
Tóm tắt: Trong cuốn sách này, tác giả đã cung cấp một nghiên cứu đột phá và toàn
diện về tư duy chiến lược của Nhật Bản dưới thời Abe. Ông giải thích logic nền
tảng và thế giới quan đằng sau cách tiếp cận này, từ những tiền lệ quan trọng
trong lịch sử Nhật Bản đến các ưu tiên kinh tế, quốc phòng và ngoại giao cụ thể
định hình chính sách đương đại đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ, hai miền Triều Tiên
và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Dựa trên hai thập kỷ tiếp cận Abe và
các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự và kinh doanh khác của Nhật Bản, tác giả
cung cấp góc nhìn của người trong cuộc về các chủ đề như cách Nhật Bản theo đuổi
cạnh tranh với Trung Quốc mà không đánh mất lợi ích của hợp tác kinh tế. Đánh
giá những điểm mạnh và điểm yếu trong vai trò tích cực mới của Nhật Bản, cuốn sách
đã làm sáng tỏ một giai đoạn có ý nghĩa sâu sắc đối với tương lai của sự cạnh
tranh của Hoa Kỳ với Trung Quốc và các vấn đề quốc tế ở châu Á một cách rộng
rãi hơn.
27. Đối
đầu Nga - Mỹ: “Cuộc chiến tranh lạnh” mới?
Tác giả: Igor Prokopenko
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20695
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách sẽ hé mở nhiều sự kiện bí mật, những nghi vấn, tranh
luận; những âm mưu, toan tính trong chiến lược an ninh quốc gia của mỗi nước về
sự đối đầu giữa hai cường quốc Nga - Mỹ trên nhiều khía cạnh cụ thể như cuộc
chiến thông tin, chạy đua vũ trang, bầu cử tổng thống hay tranh giành nguồn tài
nguyên thậm chí cả lãnh thổ…, qua đó giúp bạn đọc phần nào hiểu sâu hơn và nhận
biết rõ bản chất sự đối đầu chưa khi nào chấm dứt giữa hai cường quốc này.
28. Chính
sách đối ngoại của Ucraina từ năm 1991 đến nay: Kinh nghiệm và bài học cho Việt
Nam trong quan hệ với các nước lớn
Tác giả: Igor Prokopenko
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20696
Tóm tắt: Cuốn sách luận giải, trình bày sự vận động trong chính sách đối ngoại của
Ucraina từ khi độc lập (1991) đến nay, giải mã nguyên nhân, tác động của chiến
dịch quân sự đặc biệt mà nga đang triển khai tại đây từ ngày 24/02/2022. Trên
cơ sở đó, tác giả soi chiếu và gợi mở những bài học kinh nghiệm cho đối ngoại
Việt Nam để giữ vững ổn định chính trị và an ninh trong nước, xử lý đúng đắn mối
quan hệ với nước lớn, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Tác giả nhấn mạnh, trong vòng xoáy của chính trị cường quyền với sự gia tăng cạnh
tranh địa – chiến lược nước lớn, những nước vừa và nhỏ như Việt Nam càng cần phải
định hướng hành xử sao cho bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia – dân tộc.
28. Đổi
mới tư duy và phong cách lãnh đạo trong điều kiện công nghệ số ở Việt Nam - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Hải Thanh, Nguyễn Văn Quang
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20697
Tóm tắt: Cuốn sách tập trung phân tích khái quát về lý luận cũng như thực trạng vấn
đề đổi mới tư duy và phong cách lãnh đạo, nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chung
tình hình bối cảnh điều kiện công nghệ số, từ đó đưa ra một số giải pháp hữu hiệu
nhằm đổi mới tư duy và phong cách lãnh đạo trong điều kiện công nghệ số ở Việt
Nam hiện nay và tầm nhìn đến năm 2030, nhằng chứng minh cho luận điểm: Nhà lãnh
đạo trong kỷ nguyên công nghệ số phải tự mình thay đổi tư duy, đó chính là giá
trị cốt lõi của lãnh đạo, của tầm nhìn chiến lược nhằm dẫn dắt tập thể phát triển.
29. Địa
- chính trị thế giới
Tác giả: Nguyễn Thị Quế, Ngô Thị Thúy Hiền
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20698
V20699
Tóm tắt: Cuốn sách trình bày những kiến thức cơ bản về đặc điểm địa lý tự nhiên,
lịch sử, văn hóa và quá trình vận động địa - chính trị của các khu vực và châu
lục trên thế giới đương đại, qua đó có cơ sở phân tích, giải thích các diễn biến
chính trị trên nền của các yếu tố địa lý, sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa yếu
tố địa lý và chính trị đối với sự phát triển quốc gia, khu vực; nhìn nhận sự vận
động quan hệ quốc tế, trên cơ sở đó hiểu sâu thêm vai trò của nước lớn trong
quan hệ chính trị quốc tế,...
30.
Mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị Mỹ hiện đại
Tác giả: Phan Duy Anh
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20700
Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và
thực tiễn của mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính
trị Mỹ hiện đại
Chương 2: Mối quan hệ giữa
đảng chính trị và nhóm lợi ích trong bầu cử và chu trình chính sách công ở Mỹ
hiện đại
Chương 3: Một số nhận xét về
mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị Mỹ hiện đại
31. Sức
mạnh mềm của Trung Quốc trong cạnh tranh chiến lược với Mỹ ở khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương: Tác động và hàm ý đối với Việt Nam
Tác giả: Đinh Thị Hiền Lương
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20701
Tóm tắt: Cuốn sách tập trung làm rõ cơ sở lý luận của sức mạnh mềm dựa trên sự kết
hợp khung lý thuyết của các trường phái lý luận quan hệ quốc tế và cách tiếp cận
của Trung Quốc; đánh giá vai trò và giới hạn của nhân tố sức mạnh mềm trong thực
tiễn đối của Trung Quốc từ năm 1949 tới nay; chỉ ra những điểm chung và khác biệt
cơ bản về nền tảng văn hóa, tư duy chiến lược, hệ tư tưởng, giá trị quan điểm,
đạo đức được phản ánh trong nhận thức về sức mạnh mềm của Trung Quốc với Mỹ và
các nước phương Tây; đánh giá thành công và hạn chế của việc điều chỉnh chính
sách và triển khai các sáng kiến của Trung Quốc trong cạnh tranh chiến lược với
Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; dự báo những thuận lợi và thách thức
đối với Việt Nam trong 10 năm tới trên ba khía cạnh an ninh, phát triển, vị thế
trong bối cảnh điều chỉnh chính sách và cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ, trên
cơ sở đó nhóm tác giả đưa ra một số gợi mở về chính sách nhằm giúp Việt Nam
phát huy sức mạnh mềm trong cục diện quốc tế mới, hướng tới những giá trị phổ
quát của nhân loại, đáp ứng khát vọng cơ bản của con người về những giá trị tốt
đẹp, với những mục tiêu về hòa bình, hợp tác và phát triển.
32.
Chuông làng báo - Sự thật và sau sự thật
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn
NXB: CTQGST, năm 2022
Địa chỉ tài liệu: V20702
Tóm tắt: Cuốn sách giới thiệu với bạn đọc 99 bài viết về nhiều chủ đề khác nhau
của GS. TS. Tạ Ngọc Tấn với các bút danh Nam Sơn ký giả, Nam Sơn đã được đăng tải
trên tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông từ năm 2013 đến nay. Trong các
bài viết của mình, có khi tác giả đề cập những vấn đề kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội nóng bỏng trong nước và quốc tế tại thời điểm đăng tải, có khi lại
phê phán cách làm báo thiếu chuyên nghiệp, những nhà báo không tuân thủ đạo đức
nghề báo, bẻ cong ngòi bút, dùng chiêu trò để làm lợi cho cá nhân. Văn phong
trong các bài viết rất đa dạng, biến hóa, khi phê phán trực diện mạnh mẽ, khi
châm biếm nhẹ nhàng, sâu cay các thói hư tật xấu, có lúc lại phân tích, bình luận
thấu đáo những vấn đề kinh tế - xã hội, hoặc tán dương, cổ vũ, khuyến khích những
hành động đẹp.