Thư viện Tạp chí Cộng sản giới thiệu sách mới tháng 8-9/2023

  • 28/09/2023
  • 108
Cỡ chữ: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+) Nghe

BAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

                               THƯ VIỆN

 

DANH MỤC GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Tháng 8-9/2023

 

1. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới qua đấu tranh chính luận

Tác giả: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

NXB: CTQGST, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20737

Tóm tắt: Cuốn sách tập hợp các bài viết đạt giải tại Cuộc thi Viết chính luận khoa học “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” lần thứ nhất, năm 2021 và một số bài viết của các tác giả được đăng tải trên các tạp chí khoa học chính trị uy tín. Cuốn sách chia làm ba phần: Phần thứ nhất tập trung làm rõ giá trị khoa học, cách mạng và ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phần thứ hai thể hiện sự nhận diện và đấu tranh với những quan điểm sai trái, thù địch trên một số lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, trên cơ sở phân tích đường lối, chủ trương của Đảng, những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới, quá trình xây dựng và phát triển đất nước, phần thứ ba của cuốn sách góp phần khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

 

2. Xây dựng nền công vụ liên thông, thống nhất, chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài

Tác giả: Trương Hải Long

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20738   V20739

Tóm tắt: Cuốn sách gồm 23 bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý đã phân tích, luận giải những vấn đề đặt ra đối với nền công vụ Việt Nam hiện nay và yêu cầu đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của nền công vụ, trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng nền công vụ liên thông, thống nhất, chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, tầm nhìn đến năm 2030 và năm 2045.

 

3. Phản biện xã hội trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tác giả: TS. Lê Thị Thiều Hoa

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20740    V20741

Tóm tắt: Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện quyền tự do được xây dựng trên cơ sở quyền tự do ngôn luận. Theo đó, phản biện xã hội chính là quyền bày tỏ ý kiến một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ của cá nhân. Quyền tự do ngôn luận chính là tiền đề, là điều kiện cơ bản cần thiết để người dân thực hiện phản biện xã hội và phản biện xã hội cũng chính là một trong những hình thức dể người dân phát huy vai trò cua mình trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Những năm gần đây, người dân bắt đầu quan tâm hơn đến việc thể hiện quan điểm, ý kiến của mình thông qua các kênh chính thức hoặc phi chính thức, bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đại biểu nhân dân. Với sự phát triển ngày càng đông đảo của các chủ thể phản biện xã hội, các hình thức phản biện xã hội cũng dần trở nên đa dạng và phong phú, gợi mở thêm những cách thức phản biện có hiệu quả hơn; nội dung phản biện xã hội đã thể hiện được tính khách quan, khoa hoc và dân chủ; góp phân nâng cao ý thức, trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền xây dựng, ban hành chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành vǎn bản pháp luật cũng như nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân.

 

4. Xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tác giả: TS. Trần Thị Hợi

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20742     V20743

Tóm tắt: Cuốn sách gồm 3 chương, phân tích nội dung, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng về đạo đức, những yếu tố tác động, thành tựu, hạn chế và đề xuất một số phương hướng, giải pháp xây dựng Đảng về đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời gian tới để xây dựng Đảng thực sự "là đạo đức, là văn minh".

 

5. Quản trị, xử lý khủng hoảng truyền thông – Bài học quốc tế và vấn đề rút ra đối với Việt Nam

Tác giả: Thượng tướng, PGS. TS. Nguyễn Văn Thành

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20744

Tóm tắt: Cuốn sách là một nghiên cứu mới xung quanh việc nhận diện và quản trị, xử lý khủng hoảng truyền thông, trọng tâm là truyền thông trong lĩnh vực chính trị - xã hội với những dẫn chứng, bài học quốc tế. Cuốn sách phân tích sâu sắc nhiều vấn đề đang đặt ra đối với Việt Nam.

 

6. Tiếp xúc và giao lưu văn hóa Việt – Hoa trong lịch sử

Tác giả: GS. Phạm Đức Dương, TS. Châu Thị Hải

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20745

Tóm tắt: Cuốn sách cung cấp thêm tài liệu tìm hiểu những yếu tố Trung Hoa trong các loại hình văn hóa thuần túy bản địa cũng như vai trò của người Hoa trong việc chuyển tải văn hóa ở Việt Nam, nêu rõ những đặc điểm của sự hội nhập văn hóa Việt – Hoa và những biểu hiện cụ thể của sự hội nhập đó trên cơ sở sự kết hợp giữa các yếu tố “nội sinh” với yếu tố “ngoại sinh”, trong đó hệ giá trị xã hội và tâm thức dân tộc đóng vai trò quan trọng là “màng lọc” để tiếp nhận những yếu tố văn hóa của các dân tộc khác, giúp cho văn hóa dân tộc phát triển mà giữ được những sắc thái riêng của mình.

 

7. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và việc thực thi các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền tại Việt Nam

Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hồng Yến

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20746

Tóm tắt: Cuốn sách gồm 05 chương, cung cấp những kiến thức chuyên sâu về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn trong quá trình thực thi các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền, cũng như một số vấn đề về thực hiện nghĩa vụ thành viên theo quy định của công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 ở Việt Nam. Ngoài ra, cuốn sách còn trình bày một số nội dung liên quan đến pháp luật Việt Nam hiện hành trong mối quan hệ với việc thực hiện một số khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền. Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi các khuyến nghị đó tại Việt Nam.

 

8. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 2017 – 2022: Những điều chỉnh chính sách của Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam

Tác giả: TS. Đặng Thị Thúy Hà

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20747    V20748

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1: Bối cảnh quốc tế và sự điều chỉnh chính sách đổi ngoại của Trung Quốc.

Chương 2: Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017-2022 và một số vấn đề đặt ra.

Chương 3: Một số đánh giá, dự báo và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

 

9. Quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ (1995-2020)

Tác giả: Đoàn Ngọc Tuấn, Trần Nam Tiến

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20749    V20750

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách đi sâu phân tích bối cảnh quốc tế và những yếu tố tác động, chi phối quan hệ chính trị Việt Nam - Hoa Kỳ; thực trạng, những bước phát triển trong quan hệ của hai nước; đưa ra những phân tích về các nhân tố tác động đến quan hệ chính trị hai nước, đánh giá những thành công và hạn chế, chỉ ra thuận lợi và thách thức, từ đó đưa ra những nhận xét và đánh giá về tiến trình phát triển của mối quan hệ trên. Cuốn sách cũng góp phần khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn, giúp hiểu rõ hơn những thành tựu về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

 

10. Ứng dụng ngoại giao, văn hóa trong thực tiễn một số nước

Tác giả: PGS. TS. Lê Thanh Bình

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20751

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách phân tích ngoại giao văn hóa trong thực tiễn của các nước Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Adécbaigian, từ đó đưa ra những khuyến nghị, đề xuất nhằm thúc đẩy, tăng cường quan hệ hợp tác ngoại giao văn hóa cho Việt Nam, phát huy vai trò tích cực của ngoại giao văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, phục vụ triển khai các mục tiêu đối ngoại của đất nước, củng cố quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm nâng cao vi thế, hình ảnh của Việt Nam.

 

11. Kịch bản vĩ đại vì một tương lai tốt đẹp hơn

Tác giả: Klaus Schwab, Thierry Malleret

NXB: CTQGST, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20752

Tóm tắt: Cuốn sách vẽ ra một kịch bản bao trùm các câu chuyện liên kết nhau, nó giống như là một kim chỉ nam cho bất kỳ ai đang muốn biết rõ hơn về thế giới đã phát triển, thay đổi theo chiều hướng như thế nào và những giải pháp nào có thể khiến thế giới trở nên kiên cường, công bằng và bền vững hơn. Nội dung cuốn sách hướng chúng ta trở nên lạc quan hơn, không nên quá tiêu cực khi đối diện với những hậu quả mà đại dịch COVID-19 để lại, bởi với khả năng sáng tạo, sự khéo léo, linh hoạt và tính xã hội bẩm sinh của con người thì thế giới trong tương lai trở nên tốt đẹp hơn vẫn nằm ở quyền quyết định của chúng ta.

 

12. Từ thụ yếu quy: Bàn về nạn hối lộ và đức thanh liêm của người làm quan

Tác giả: Đặng Huy Trứ

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20753

Tóm tắt: Nội dung tác phẩm “Từ thụ yếu quy” gồm hai phần chính: Không thể nhận (Từ) và Có thể nhận (Thụ). Phần đầu của cuốn sách, tác giả đúc rút ra từ thực tế 104 kiểu hối lộ quan chức diễn ra trên mọi mặt của đời sống bao gồm các lĩnh vực: giáo dục, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... dưới nhiều hình thức và thủ đoạn không khác mấy khi so sánh với tệ nạn hối lộ - tham nhũng đang hoành hành hiện tại. Trong 104 kiểu hối lộ không thể nhận ấy, mỗi kiểu đều có dẫn giải, phân tích và nêu dẫn chứng. Câu chốt lại của mỗi kiểu đều được nêu như một định đề, đanh thép: “Thứ hối lộ ấy không thể nhận”. Phần thứ hai, “Có thể nhận”, Đặng Huy Trứ chỉ nêu 5 trường hợp. Ở đây tác giả phân tích cụ thể vì sao có thể nhận: trường hợp thứ nhất là lễ tết hằng năm đã thành tục lệ, chỉ dùng tới sản phẩm của địa phương; ba trường hợp tiếp theo là việc tạ  ơn khi người ta được giúp đỡ một cách hợp tình, hợp lý và hợp pháp mà thu được món lợi chính đáng, hoặc được tai qua nạn khỏi hoặc được thành tựu trên đường sự nghiệp; trường hợp thứ năm là quà biếu nhân việc vui buồn. Ngoài hai phần chủ yếu “Không thể nhận” (từ) và “Có thể nhận” (thụ), thì sau mỗi phần này, tác giả còn kèm theo hai đề mục là Tổng luận và Suy rộng ra để bàn thêm về những đức tính, phẩm hạnh không thể thiếu của những người làm quan. Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh đến đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

 

13. Cơ cấu hành chính và tổ chức quản lý địa phương thời Lý – Trần (thế kỷ XI-XIV)

Tác giả: Phạm Đức Anh

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20754

Tóm tắt: Cuốn sách là kết quả nghiên cứu công phu về cơ cấu tổ chức hành chính và phương thức quản lý địa phương ở Đại Việt thời Lý -Trần (giai đoạn thế kỷ XI - XIV). Trên cơ sở khai thác và hệ thống hóa các nguồn sử liệu, nhất là thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc, văn bia và tư liệu khảo cổ học, cuốn sách được chia thành 5 chương:

Chương 1: Thiết chế chính trị và tổ chức chính quyền trung ương thời Lý - Trần

Chương 2: Hệ thống hành chính địa phương thời Lý

Chương 3: Quản lý địa phương dưới triều Lý

Chương 4: Hệ thống hành chính địa phương thời Trần

Chương 5: Quản lý địa phương dưới triều Trần.

 

14. Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa (Kỷ yếu Hội thảo quốc gia)

Tác giả: Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tỉnh Bắc Ninh

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20755

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách đề cập toàn diện các vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách, nguồn lực cho phát triển văn hóa cả trước mắt và lâu dài; làm sáng tỏ các cơ sở chính trị, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đề xuất các chính sách và giải pháp đột phá, gỡ những điểm nghẽn quan trọng trong thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

  • Đinh Thúy Ngà