Thư viện Tạp chí Cộng sản giới thiệu sách mới tháng 5-6/2023

  • 21/06/2023
  • 241
Cỡ chữ: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+) Nghe

BAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

                               THƯ VIỆN

 

DANH MỤC GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Tháng 5-6/2023

 

1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với niềm tin của nhân dân trong nước và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế

Tác giả: Báo Nhân Dân (tuyển chọn)

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20720

Tóm tắt: Cuốn sách gồm 181 bài viết, bài thơ, thư, điện được chắt lọc từ hàng nghìn bài trên các trang báo, mạng xã hội, được kết cấu thành 3 phần:

Phần 1: Vững tin vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư, tập hợp 54 bài viết ngắn thể hiện tình cảm đặc biệt chân thành, trân quý đối với Tổng Bí thư.

Phần 2: Tình cảm của nhân dân trong nước dành cho Tổng Bí thư, gồm 101 bài viết, bài thơ thể hiện chung suy nghĩ về Tổng Bí thư. Đó là một nhà lãnh đạo cấp cao có tầm tư duy chiến lược, luôn trăn trở, lo toan cho dân, cho nước, nói đi đối với làm và quyết tâm làm cho bằng được; một con người trọng danh dự, có lối sống giản dị, đạo đức trong sáng, liêm chính, gần gũi với nhân dân, hội tụ đủ phẩm chất là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phần 3: Sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, gồm 26 bài viết thể hiện sự quan tâm, đánh giá cao của bạn bè quốc tế đối với Tổng Bí thư với tư cách là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập và phát triển và tin tưởng công cuộc đổi mới, phát triển đất nước của Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

 

2. Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới

Tác giả: Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20709

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 5 phần:

Phần thứ nhất: Hệ giá trị và chuẩn mực con người

Phần thứ hai: Hệ giá trị gia đình

Phần thứ ba: Hệ giá trị văn hóa

Phần thứ tư: Hệ giá trị quốc gia

Phần thứ năm: Những vấn đề chung

 

3. Đường lối văn hóa của Đảng trong chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam

Tác giả: Lê Mậu Lâm, Ngô Vương Anh, Nguyễn Băng Nhi

NXB: CTQGST, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20703

Tóm tắt: Cuốn sách gồm 3 phần, tập trung vào những nội dung, chủ đề chính: Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa, xây dựng con người trong đổi mới và phát triển bền vững; tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát huy hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới; hoàn thiện thể chế, đổi mới tư duy quản lý văn hóa, cải cách bộ máy quản lý nhà nước về văn hóa; phát triển nguồn nhân lực ngành văn hóa, văn nghệ, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý, cho các lĩnh vực then chốt, đặc thù; xây dựng văn hóa trong chính trị, trong kinh tế, đặc biệt là văn hóa trong Ðảng, trở thành tấm gương đạo đức cho xã hội; văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội; phát triển thị trường văn hóa, các ngành công nghiệp văn hóa để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, hưởng thụ của người tiêu dùng và thị trường ngoài nước; xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại; tập trung nguồn lực từ Nhà nước và các thành phần kinh tế khác đầu tư cho phát triển văn hóa, xây dựng con người; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa, xây dựng Việt Nam trở thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế.

 

4. Phát huy giá trị nhân văn của các tín ngưỡng dân tộc

Tác giả: Bộ Thông tin và Truyền thông

NXB: Thông tin và Truyền thông, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20710

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tín ngưỡng và một số loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam

Chương 2: Giá trị nhân văn của một số tín ngưỡng đối với đời sống xã hội Việt Nam

Chương 3: Một số xu hướng biến đổi và giải pháp nhằm phát huy những giá trị nhân văn của các tín ngưỡng dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

 

5. Để không bị bỏ lại phía sau: Cơ hội và năng lực hòa nhập xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số (Nghiên cứu ở Tây Bắc)

Tác giả: Vũ Thị Thanh

NXB: KHXH, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20705

Tóm tắt: Cuốn sách tập trung phân tích các chiều cạnh hòa nhập xã hội của phụ nữ dân tộc thiểu số từ quan điểm lý thuyết của cách tiếp cận phát triển con người. Theo cách tiếp cận này, quan điểm về phát triển con người là sự mở rộng cơ hội, lựa chọn, nâng cao năng lực cho con người và coi con người là chủ thể của quá trình phát triển. Cách tiếp cận phát triển con người lấy con người làm trung tâm, chú trọng đến sự phát triển vì con người, do con người và bởi con người.

 

6. Mâu thuẫn xã hội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng hiện nay

Tác giả: Trần Đình Bích

NXB: KHXH, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20704

Tóm tắt: Cuốn sách làm rõ mâu thuẫn xã hội nảy sinh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chỉ ra xu hướng biến đổi tất yếu của mâu thuẫn xã hội trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh tế nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng, từ đó đưa ra nguyên tắc và giải pháp quyết định những vấn đề mâu thuẫn xã hội bức xúc nảy sinh từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế- xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng nói chung.

 

7. Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Tác giả: Huỳnh Thanh Quang, Hồ Thị Cẩm Linh

NXB: CTQGST, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20711

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 3 phần chính:

Phần 1: Những vấn đề về kinh tế trong phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.

Phần 2: Những vấn đề về chính trị, quốc phòng, an ninh trong phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.

Phần 3: Những vấn đề về văn hóa – xã hội trong phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.

 

8. Luật xưa án cũ

Tác giả: Bùi Xuân Đính

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20706

Tóm tắt: Trong cuốn sách, tác giả đã công phu tập hợp 136 câu chuyện pháp luật thời phong kiến, được ghi lại trong các bộ chính sử của nước nhà; phân tích kỹ các tình tiết của các câu chuyện pháp luật, trong đó nhiều câu chuyện là những vụ án nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, với sự có mặt của đủ các giai tầng xã hội từ vua chúa, đội ngũ quan lại các cấp, đến những người dân bình thường; liên quan tới rất nhiều mặt của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh…

 

9. Ngoại giao văn hóa Việt Nam - Một thập kỷ hội nhập quốc tế và một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn 2021 - 2030

Tác giả: Lê Hải Bình, Trần Quốc Khánh

NXB: CTQGST, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20702

Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích, đánh giá những luận cứ và tình huống ngoại giao văn hóa cụ thể, cuốn sách hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn ngoại giao văn hóa trên thế giới và tại Việt Nam. Ngoài ra, nội dung sách cũng cung cấp một số luận giải về những vấn đề mới hoặc chưa được đề cập thấu đáo trong các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam như: mối quan hệ giữa ngoại giao văn hóa và ngoại giao công chúng, ngoại giao nhân dân; tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao văn hóa; vị trí của ngoại giao văn hóa trong sức mạnh mềm.

 

10. Cuộc đấu tranh của Việt Nam chống bao vây, cấm vận, cô lập từ cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990

Tác giả: Nguyễn Vũ Tùng

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20707

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách bàn về quan hệ giữa Việt Nam với quốc tế, chính sách đối ngoại của ta từ sau năm 1975 đến giữa thập niên 1990, quá trình phá thế bao vây, cấm vận, cô lập, từ đó rút ra những bài học có ý nghĩa to lớn trong hoạt động đối ngoại.

 

11. Mối quan hệ về tôn giáo - Cơ sở để phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam và hai nước láng giềng Lào, Campuchua

Tác giả: Bộ Thông tin và Truyền thông

NXB: Thông tin và Truyền thông, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20657

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1: Một số nét tương đồng trong lịch sử, văn hóa giữa Việt Nam - Lào - Campuchia

Chương 2: Mối quan hệ tôn giáo và tình hữu nghị giữa Việt Nam - Lào - Campuchia

Chương 3: Một số bài nghiên cứu về vấn đề tôn giáo, văn hóa ở Đông Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

 

12. Biển Đông trong tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc: 10 năm nhìn lại (2012 - 2022) từ chính sách đến thực thi

Tác giả: Bùi Thị Thu Hiền

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20708

Tóm tắt: Cuốn sách phân tích, trình bày, đánh giá vị trí, vai trò của Biển Đông trong tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Những phân tích, đánh giá mà cuốn sách đề cập đều được nhìn nhận trên nhiều cấp độ từ động thái, kế hoạch, chiến lược, chính sách, chủ trương, quan điểm cho đến thực tiến thực thi và mức độ đạt được mục tiêu của các chiến lược đó.

 

13. Chủ nghĩa dân túy trong đời sống chính trị thế giới và gợi ý tham khảo đối với Việt Nam

Tác giả: Phùng Chí Kiên, Nguyễn Văn Nhu

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20714   V20715

Tóm tắt: Cuốn sách khái quát cơ bản về chủ nghĩa dân túy cũng như những biểu hiện cụ thể của nó ở một số nền chính trị tiêu biểu trên thế giới, từ đó nhận diện, đánh giá và đưa ra gợi ý tham khảo cho việc ứng xử với chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam.

 

14. Bàn cờ lớn: Vị thế đứng đầu và những đòi hỏi địa chiến lược đối với Hoa Kỳ

Tác giả: Zbigniew Brzezinski

NXB: CTQGST, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20716

Tóm tắt: Cuốn sách thể hiện tầm nhìn địa chiến lược táo bạo và khiêu khích của Brzezinski dành cho sự ưu việt của nước Mỹ trong thế kỷ 21. Điểm trọng tâm trong phân tích của ông là việc thực thi quyền lực trên lục địa Á-Âu, nơi tập trung phần lớn dân số, tài nguyên thiên nhiên và hoạt động kinh tế của toàn cầu. Trải dài từ Bồ Đào Nha đến Eo biển Bering, từ Lapland đến Malaysia, lục địa Á-Âu chính là một bàn cờ vĩ đại, nơi mà quyền lực tối cao của nước Mỹ sẽ được phê chuẩn và thách thức trong một tầm nhìn dài hạn của những năm sau này. Từ đó, nhiệm vụ mà nước Mỹ phải đối mặt là hiểu về những thay đổi địa chính trị mới trong khu vực này, nhằm đề phòng những đối thủ cạnh tranh mới, quản lý các cuộc xung đột và mối quan hệ ở châu Âu, châu Á và Trung Đông sau sự sụp đổ của Liên Xô để không có siêu cường đối thủ nào phát sinh có thể đe dọa lợi ích sống còn, sự thịnh vượng hay sức mạnh toàn cầu dành riêng cho nước Mỹ. Tại sao Pháp và Đức sẽ đóng vai trò địa chiến lược quan trọng, trong khi Anh và Nhật Bản thì không? Tại sao việc mở rộng NATO mang lại cho Nga cơ hội để xóa bỏ những sai lầm trong quá khứ và tại sao Nga không thể bỏ qua cơ hội này sang một bên? Tại sao số phận của Ukraine và Azerbaijan rất quan trọng đối với Mỹ? Tại sao Trung Quốc có khả năng trở thành một mối đe dọa? Tại sao nước Mỹ không chỉ là siêu cường thực sự toàn cầu đầu tiên mà còn là cuối cùng - và ý nghĩa của di sản Mỹ là gì?

 

15. Một số chính sách kinh tế của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

Tác giả: Lê Thị Vân Nga

NXB: KHXH, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20717

Tóm tắt: Trước khi Tổng thống Donald Trump bước vào Nhà Trắng, nước Mỹ dưới thời Barack Obama đã có 7 năm phục hồi và tăng trưởng kinh tế sau khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế còn tương đối chậm so với trước khủng hoảng và nền kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với các vấn đề như: tình trạng suy giảm việc làm và giá trị gia tăng trong khu vực công nghiệp chế tạo, thu nhập của hộ gia đình không tăng lên nhiều, thâm hụt thương mại tăng và nợ chính phủ ngày càng cao. Trong bối cảnh đó, sau khi đắc cử Tổng thống nước Mỹ, ông Donald Trump đã thể hiện mục tiêu “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” thông qua những điều chỉnh quan trọng trong chính sách thuế, chính sách phát triển công nghiệp, đàm phán lại các hiệp định thương mại mà Mỹ cho là thiếu công bằng và áp đặt thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc nhằm giảm thâm hụt thương mại, cải cách các quy định về kinh doanh nhằm khuyến khích đầu tư. Những điều chỉnh chính sách này đều dựa trên quan điểm “nước Mỹ trên hết”, tất cả vì lợi ích của người Mỹ.

 

16. Chính sách an ninh của Mỹ với Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Donald Trump

Tác giả: Phạm Cao Cường

NXB: KHXH, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20718

Tóm tắt: Cuốn sách làm rõ các mục tiêu và sự triển khai chính sách an ninh của Mỹ với Đông Nam Á dưới thời Tổng thống Donald Trump thông qua cách tiếp cận đa phương (ASEAN, ARF) và cách tiếp cận song phương với một số quốc gia thành viên ASEAN từ đó đưa ra những đánh giá, khuyến nghị cho Việt Nam. Phân tích bối cảnh và những nhân tố tác động tới sự điều chỉnh chính sách an ninh của Tổng thống Donald Trump đối với với Đông Nam Á. Làm rõ mục tiêu và triển khai chính sách an ninh của Tổng thống Donald Trump với Đông Nam Á trong so sánh với giai đoạn trước. Phân tích thực trạng và đánh giá chính sách an ninh của Tổng thống Donald Trump đối với Đông Nam Á và nguyên nhân của chúng. Dự báo xu hướng chính sách an ninh của chính quyền Mỹ đối với Đông Nam Á sau thời kỳ của Tổng thống Donald Trump và hàm ý chính sách cho Việt Nam.

 

17. Hợp tác an ninh của Mỹ với Ấn Độ trong bối cảnh mới

Tác giả: Nguyễn Lan Hương

NXB: KHXH, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20719

Tóm tắt: Cuốn sách gồm 3 phần, chia thành 9 chương:

Phần 1: Một thế giới đang thay đổi gồm 4 chương: Chương 1. Thay đổi trong một thế giới mới; Chương 2: Điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc trong bối cảnh mới; Chương 3: Quan điểm chính sách hợp tác an ninh Mỹ-Ấn Độ của chính quyền Trump; Chương 4: Quan điểm chính sách hợp tác an ninh Mỹ-Ấn Độ của chính quyền Modi.

Phần 2: Diễn biến mới trong hợp tác an ninh Mỹ-Ấn Độ gồm 3 chương tiếp theo: Chương 5: Hợp tác an ninh Mỹ-Ấn Độ trong bối cảnh song phương; Chương 6: Hợp tác an ninh Mỹ-Ấn Độ trong bối cảnh đa phương; Chương 7: Xu hướng phát triển quan hệ an ninh Mỹ-Ấn Độ.

Phần 3: Tác động tới an ninh khu vực gồm 2 chương cuối: Chương 8. Tác động tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; Chương 9. Tác động tới khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.

 

  • Đinh Thúy Ngà