Thư viện Tạp chí Cộng sản giới thiệu sách mới tháng 10-11/2023

  • 20/11/2023
  • 385
Cỡ chữ: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+) Nghe

­BAN THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

                     THƯ VIỆN

 

DANH MỤC GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Tháng 10-11/2023

 

1. Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

Tác giả: Nguyễn Phú Trọng

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20756   V20757

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách cho thấy tinh thần trách nhiệm, tư duy tầm chiến lược, tư tưởng chỉ đạo rất toàn diện, sâu sắc, song cũng rất cụ thể, qua đó thể hiện tư tưởng, quan điểm và những định hướng quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược và toàn diện của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhằm triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước nói chung, các địa phương nói riêng. Cuốn sách cũng thể hiện sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, và tất cả các ngành, các lĩnh vực, các địa phương đối với sự lãnh đạo Đảng. Các bài viết, bài phát biểu trong Cuốn sách không chỉ góp phần khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, xuyên suốt của đồng chí Tổng Bí thư, của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, mà còn nghiêm khắc chỉ ra một số hạn chế, khuyết điểm cần kiên quyết khắc phục, một số khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua, những định hướng, gợi mở quan trọng để các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị quán triệt nhằm phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, huy động mọi nguồn lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII.

 

2. Tổ chức nhà nước Việt Nam hiện nay – Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Tác giả: TS. Nguyễn Ngọc Vân

NXB: CTQGST, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20765

Tóm tắt: Cuốn sách tập trung phân tích những vấn đề lý luận về tổ chức nhà nước, nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội của tổ chức Nhà nước Việt Nam, sự tiếp thu có chọn lọc các học thuyết của phương Đông và phương Tây về nhà nước và tổ chức nhà nước; thực tiễn tổ chức Nhà nước Việt Nam trong những năm 1946 - 2020 với việc đánh giá tổng quan về các thiết chế tổ chức qua năm lần thông qua (sửa đổi) Hiến pháp, mỗi bước cải cách thể chế được thông qua trong mỗi bản Hiến pháp đều thể hiện tính kế thừa và sự phát triển của các thể chế nhà nước, phát triển của các thiết chế quyền lực nhà nước trong tổ chức nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013.

 

3. Công an nhân dân đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới

Tác giả: Thiếu tướng, PGS. TS. Lê Văn Thắng, Thượng tá, TS. Nguyễn Đức Hà

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20770

Tóm tắt: Cuốn sách tập hợp bài viết của các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu, quản lý, cán bộ và giảng viên của Học viện An ninh, nhằm nhận diện rõ hơn âm mưu, thủ đoạn, phương thức chống phá của các thế lực thù địch, phản động hiện nay; làm rõ những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, trên cơ sở đó để ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong cuộc đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

 

4. Vấn đề an ninh phi truyền thống trong quan hệ quốc tế hiện nay

Tác giả: TS. Lưu Thúy Hồng

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20771    V20772

Tóm tắt: Cuốn sách gồm 4 chương, đi sâu nghiên cứu một số vấn đề an ninh phi truyền thống trên cơ sở khoa học và thực tiễn từ 3 cấp độ tiếp cận: cấp độ cá nhân, cấp độ quốc gia và cấp độ hệ thống, từ đó đề xuất giải pháp nhằm ứng phó với những tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống trong quan hệ quốc tế hiện nay. Ở chương cuối, tác giả đi sâu phân tích thực trạng và hướng giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực Đông Nam Á và Việt Nam, giúp độc giả có cái nhìn rõ ràng và sâu sắc hơn về những tác động cũng như hậu quả của vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là khi tình hình quốc tế diễn biến ngày càng khó lường, các nguy cơ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đan xen và chuyển hóa phức tạp.

 

5. Luật hành chính Việt Nam từ truyền thống đến nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Tác giả: PGS. TS. Vũ Công Giao, PGS. TS. Nguyễn Quốc Sửu, PGS. TS. Đặng Minh Tuấn

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20773

Tóm tắt: Cuốn sách được chia thành hai phần: Phần 1 gồm một số bài viết để cập sự phát triển của Luật Hành chính, khoa học Luật Hành chính Việt Nam từ trước tới nay, bao gồm một số vấn đề lý luận, thực tiễn đang đặt ra với sự phát triển của ngành luật này. Phần 2 gồm những bài viết để cập nhiều nội dung của Luật Hành chính mà cán cải cách, hoàn thiện để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ có liên quan trong Nghị quyết số 27-NQ/TW.

 

6. Lý luận, thực tiễn về nhà nước thế tục trên thế giới và một số gợi mở cho Việt Nam

Tác giả: Đậu Công Hiệp

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20775

Tóm tắt: Nội dung kết cấu cuốn sách gồm 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về nhà nước thế tục và bối cảnh tôn giáo ở Việt Nam;

Chương II: Nhà nước thế tục ở một số quốc gia trên thế giới;

Chương III: Một số gợi mở về chính sách tôn giáo ở Việt Nam.

 

7. Hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia thách thức toàn cầu và giải pháp

Tác giả: Bộ Thông tin và Truyền thông

NXB: Thông tin và Truyền thông, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20766    V20767

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những nhận thức về hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia, chủ quyền quốc gia trên không gian mạng với những thách thức thời đại đối với lợi ích quốc gia, các cuộc khủng bố và tấn công mạng; quy định của pháp luật về bảo vệ hệ thống thông tin trọng yếu của một số quốc gia tiêu biểu về không gian mạng và chiến tranh không gian mạng; về bảo đảm an ninh mạng đối với hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia Việt Nam.

 

8. Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của thanh niên Việt Nam

          Tác giả: TS. Khúc Văn Hưởng, TS. Phan Văn Lương, ThS. Cao Văn Thiện, Vũ Minh Thành, Tống Minh Lương, Nguyễn Văn Râng

  NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20774

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm hai phần, nêu một số vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp về khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của thanh niên Việt Nam, hiện thực hóa mục tiêu “sánh vai với các cường quốc năm châu” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn, cụ thể là mục tiêu đã được Đại hội XIII của Đảng đề ra: "Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao".

 

9. Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế (Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế)

Tác giả: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Nhân dân, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20758    V20759

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách được chia thành 5 phần chính:

Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về truyền thông chính sách;

Phần thứ hai: Phương tiện truyền thông và truyền thông chính sách;

Phần thứ ba: Công chúng truyền thông chính sách;

Phần thứ tư: Kinh nghiệm quốc tế về truyền thông chính sách;

Phần thứ năm: Đào tạo nguồn nhân lực truyền thông chính sách.

 

10. Lãnh đạo đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa

Tác giả: TS. Lương Ngọc Vĩnh

NXB: LLCT, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20760

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 4 chương

Chương 1: Tổng quan về đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa;

Chương 2: Đảng lãnh đạo đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa – Cơ sở lý luận và thực tiễn;

Chương 3: Đảng lãnh đạo đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong công cuộc đổi mới;

Chương 4: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

 

11. Công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ mới

Tác giả: TS. Lương Ngọc Vĩnh

NXB: LLCT, năm 2021

Địa chỉ tài liệu: V20761

Tóm tắt: Cuốn sách bao gồm 9 chương, như sau:

Chương 1: Tuyên truyền và công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam;

Chương 2: Những nguyên tắc tuyên truyền của Đảng;

Chương 3: Tuyên truyền chính trị;

Chương 4: Tuyên truyền kinh tế;

Chương 5: Tuyên truyền văn hóa, đạo đức, lối sống;

Chương 6: Tuyên truyền quốc phòng, an ninh và đối ngoại;

Chương 7: Tuyên truyền pháp luật;

Chương 8: Tuyên truyền điển hình tiên tiến;

Chương 9: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong thời kỳ mới.

 

12. Giáo trình Lý thuyết và kỹ năng truyền thông chính sách

Tác giả: TS. Lương Ngọc Vĩnh

NXB: LLCT, năm 2021

Địa chỉ tài liệu: V20762

Tóm tắt: Xuất phát từ nhu cầu của sự nghiệp đổi mới, trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam và nghiên cứu chắt lọc tri thức từ các kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, tập thể tác giả biên soạn cuốn giáo trình này nhằm giúp người học nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về truyền thông chính sách bao gồm: khái niệm và bản chất, nguyên tắc, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực truyền thông chính sách; thông điệp, kênh và môi trường truyền thông chính sách; hiệu quả và lập kế hoạch truyền thông chính sách.

 

13. Chứng nhân lịch sử

Tác giả: GS. TS. Tạ Ngọc Tấn

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20776

Tóm tắt: Dành tình cảm và tâm huyết cho nghề làm báo, GS. TS. Tạ Ngọc Tấn từ lâu đã nung nấu ý định và bắt tay vào việc viết về chân dung một số nhà báo cách mạng Việt Nam tiêu biểu, mà Chứng nhân lịch sử là tập sách đầu tiên hiện thực hóa ý tưởng này, trên cơ sở tổng hợp những nghiên cứu của GS. TS. Tạ Ngọc Tấn từ những năm 1990 đến nay. Bác Hồ - nhà báo Hồ Chí Minh, người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam, là chân dung nhà báo Việt Nam đầu tiên được giới thiệu trong tập sách này. Các nhà báo tiếp theo được sắp xếp theo ngày, tháng, năm sinh để thuận lợi cho bạn đọc theo dõi dòng chảy của lịch sử, lần lượt là các nhà báo: Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Tất Tố, Nguyễn An Ninh, Trần Huy Liệu, Trường Chinh, Phan Thanh, Hải Triều, Võ Nguyên Giáp, Xuân Thủy, Huỳnh Tấn Phát, Quang Đạm, Dương Tử Giang, Lưu Quý Kỳ, Hoàng Tùng, Trần Lâm, Thép Mới, Trần Bạch Đằng

 

14. Dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc hiện nay

Tác giả: Diêm Kiệt Hoa

NXB: KHXH, năm 2020

Địa chỉ tài liệu: V20768

Tóm tắt: Nội dung cuốn sách gồm 4 chương:

Chương 1: Một số cách tiếp cận về dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc;

Chương 2: Bối cảnh, thực chất, lịch sử phát triển của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc;

Chương 3: Nội dung của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc;

Chương 4: Bài học của dân tộc hóa chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc và một vài so sánh với quá trình vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

 

15. Trung Quốc thoát khỏi bẫy nghèo như thế nào

Tác giả: Hồng Nguyên Viễn

NXB: Đà Nẵng, năm 2022

Địa chỉ tài liệu: V20769

Tóm tắt: Kết hợp với lăng kính gốc này cùng hơn 400 cuộc phỏng vấn với các quan chức và doanh nhân Trung Quốc, tác giả đã tái hiện một cách có hệ thống quá trình phức tạp đã biến Trung Quốc từ vũng nước tù của chủ nghĩa xã hội trở thành kẻ phá bĩnh toàn cầu chỉ trong 35 năm. Trái ngược với những quan niệm sai lầm phổ biến, bà cho thấy điều đã thúc đẩy sự thay đổi lớn của Trung Quốc không phải là chế độ kiểm soát độc tài tập trung mà là “sự ứng biến có định hướng” – chỉ đạo từ Bắc Kinh song hành với sự ứng biến từ dưới lên của các quan chức địa phương. Phân tích của bà cho thấy hai bài học lớn về sự phát triển. Thứ nhất, sự thay đổi mang tính chuyển đổi đòi hỏi một hệ thống quản lí có khả năng thích nghi trao quyền cho các nhân tố ở cấp cơ sở để đưa ra giải pháp mới cho các vấn đề đang tiến triển. Thứ hai, bước đầu tiên thoát khỏi bẫy nghèo là “sử dụng những gì bạn có” – khai thác các nguồn lực hiện có để khởi động các thị trường mới, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc bất chấp các tiêu chuẩn của “Thế giới thứ nhất”. Được nghiên cứu một cách táo bạo và tỉ mỉ, cuốn sách đã mở ra một hướng tư duy hoàn toàn mới cho các nhà nghiên cứu, nhà thực hiện và bất kì ai đang tìm cách xây dựng hệ thống có khả năng thích nghi.

 

16. Kể chuyện Tập Cận Bình – Bước ra từ người dân

Tác giả: Nguyễn Minh Hoàn, Nguyễn Thị Thu Hường

NXB: LLCT, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20763

Tóm tắt: Thông qua những câu chuyện về cuộc đời công tác của đồng chí Tập Cận Bình, chúng ta cũng hiểu được nhiều hơn về sự phát triển của quan điểm quản lý đất nước, quản lý đảng nghiêm minh toàn diện, tiến cùng thời đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng như hiểu được sự hình thành tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới. Điều có ý nghĩa hơn cả còn ở chỗ, trong suốt quá trình công tác của mình, học tập những tấm gương từ những thế hệ lãnh đạo trước đó, đồng chí Tập Cận Bình tiếp tục là người đưa quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào thực tiễn, rồi từ thực tiễn phong phú được tổng kết đó để tiếp tục bổ sung vào quan điểm, tư tưởng, đường lối lãnh đạo và quản lý đất nước, mở ra thời đại mới cho sự phát triển của Trung Quốc. Chính điều này, càng thể hiện ý nghĩa gợi mở lớn trong việc hiểu và thấy được về sự tương đồng của tính nhân văn trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của hai nước Việt Nam - Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hướng tới mục tiêu vì nhân dân phục vụ.

 

17. Sức mạnh ngôn ngữ ngoại giao của Tập Cận Bình

Tác giả: Tô Cách

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20777

Tóm tắt: Cuốn sách gồm bốn phần: Phần mở đầu; Phần hình ảnh ẩn dụ; Phần ngôn ngữ đời thường và Phần trích dẫn thơ văn; là các bài diễn văn trước công chúng, bài trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài,... của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được diễn giải gắn với bố cục tổng thể đổi mới lý luận và thành tựu thực tiễn của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ Đại hội XVIII.

 

18. Cuba - Việt Nam: Hai dân tộc, một lịch sử

Tác giả: Ruvislei González Saez

NXB: CTQGST, năm 2023

Địa chỉ tài liệu: V20778

Tóm tắt: Hơn 60 năm qua, mối quan hệ tốt đẹp được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng Dân tộc Cuba José Martí, và Lãnh tụ Fidel Castro đặt nền móng, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước Việt Nam, Cuba trân trọng, gìn giữ, vun đắp đã và đang không ngừng phát triển. Cuốn sách như một cuốn biên niên lịch sử, ghi lại những dấu mốc, sự kiện quan trọng trong quan hệ hai nước hơn 60 năm qua: từ những chuyến thăm, trao đổi đoàn cấp cao, đoàn các cấp; những hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực đến những hình ảnh về tình cảm tốt đẹp, trước sau như một, chia ngọt sẻ bùi của nhân dân hai nước khi chiến tranh cũng như khi hoà bình.

  • Đinh Thúy Ngà